Khi sử dụng máy tính mỗi chúng ta đều có nhu cầu kết nối thu thập và chia sẻ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu đó mạng máy tính hay hệ thống mạng ( computer network hay network system) ra đời.

Trên một hệ thống mạng, máy tính có thể đảm nhận một trong 3 vai trò sau:

Mô hình Client Server là gì? image 2

  • Máy tính đóng vai trò là máy chủ – Server: Là máy tính có khả năng cung cấp tài nguyên và các dịch vụ đến các máy trạm khác trong hệ thống mạng. Server đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm client diễn ra hiệu quả hơn.

  • Máy tính đóng vai trò là máy trạm – Client: Với vai trò là máy trạm, chúng sẽ không cung cấp tài nguyên đến các máy tính khác mà chỉ sử dụng tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Một client trong mô hình này có thể là một server cho mô hình khác, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

  • Máy tính đóng vai trò là Peer: Vừa sử dụng tài nguyên từ máy chủ cung cấp, đồng thời cũng cung cấp tài nguyên đến các máy tính khác trong mạng.

Vai trò máy tính cung cấp cho hệ thống mạng khác nhau nên đương nhiên sẽ có nhiều mô hình mạng máy tính khác nhau : Client Server, Peer-to-Peer và Hybrid. Trong đó mô hình mạng client server được sử dụng rộng rãi nhất nên trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình này

Mô hình Client Server là gì?

Mô hình mạng client server là mô hình mạng máy tính trong đó các máy tính con được đóng vai trò như một máy khách, chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ. Để máy chủ xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho máy khách đó.

Mô hình Client Server là gì? image 2

Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server

Trong mô hình Client Server, server chấp nhận tấy cả các yêu cầu hợp lệ từ mọi nơi khác nhau trên mạng, sau đó trả kết quả về máy tính đã gửi yêu cầu.

Máy tính được coi là máy khách khi chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ và đợi câu trả lời được gửi về.

Mô hình Client Server là gì? image 3

Để máy khách và máy chủ có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn nhất định, và chuẩn đó được gọi là giao thức. Một số giao thức chuẩn được sử dụng rộng rãi hiện nay như TCP/IP, OSI, ISDN, X.25, Lan-to-Lan,.. Khi đó, nếu máy khách muốn lấy được thông tin từ máy chủ, chúng phải tuân theo một giao thức mà máy chủ đó đưa ra. Nếu yêu cầu đó được chấp nhận thì máy chủ sẽ thu thập thông tin và trả về kết quả cho máy khách yêu cầu. Bởi thông thường, server luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận yêu cầu từ các client, nên chỉ cần client gửi tín hiệu và chấp nhận yêu cầu là server sẽ trả về kết quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Ưu nhược điểm của mô hình client server

ƯU điểm

  • Mô hình client server giúp chúng ta có thể làm việc trên bất kì một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông. Giao thức chuẩn này cũng giúp các nhà sản xuất tích hợp lên nhiều sản phẩm khác nhau mà không gặp phải khó khăn gì.

  • Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính.

  • Mô hình Client server chỉ mang đặc điểm của phần mềm mà không hề liên quan đến phần cứng, ngoài yêu cầu duy nhất là server phải có cấu hình cao hơn các client.

  • Client server hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng và sự tiện dụng bởi khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ không có được.

  • Mô hình mạng khách chủ cung cấp một nền tảng lý tưởng, cho phép cung cấp tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS).

Nhược điểm của mô hình client- server:

Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy tính khác nhau ở 2 khu vực địa lý cách xa nhau, nên vấn đề bảo mật dữ liệu thông tin đôi khi còn chưa được an toàn lắm. Đây là nhược điểm duy nhất của mô hình này.

Viết câu trả lời

Drop Images

0 Bình luận