Ngôn ngữ lập trình C cung cấp cấu trúc dữ liệu gọi là mảng, được lưu trữ trong một tập hợp các dữ liệu cùng kiểu với độ dài cố định. Một mảng được sử dụng để lưu trữ tập hợp dữ liệu, nhưng nó rất hữu dụng nếu bạn nghĩ về một mảng các biến với cùng một kiểu.
Thay vì khai báo biến một cách rời rạc, như biến number0, number1,… và number99, bạn có thể khai báo một mảng các giá trị như numbers[0], numbers[1] và … numbers[99] để biểu diễn các giá trị riêng biệt. Một thành phần cụ thể của mảng có thể được truy cập qua index (chỉ số).
Tất cả mảng đều bao gồm các vị trí nhớ liền kề nhau. Địa chỉ thấp nhất tương ứng với thành phần đầu tiền và địa chỉ cao nhất tương ứng với thành phần cuối cùng của mảng.
Để khai báo một mảng trong ngôn ngữ C, chương trình xác định kiểu của biến và số lượng các phần tử được yêu cầu bởi biến đó như sau:
Kieu Ten_mang [ Kich_co_mang ];
Đây là mảng một chiều. Kich_co_mang phải là một số nguyên lớn hơn 0 và Kieu phải hợp lệ trong ngôn ngữ C. Ví dụ, khai báo một mảng 10 phần tử gọi là sohangban với kiểu int, sử dụng câu lệnh sau đây:
int sohangban[10];
Bây giờ sohangban là một biến mảng có thể đủ chỗ chứa 10 phần tử int.
Bạn có thể khởi tạo mảng trong C hoặc từng phần tử một hoặc sử dụng một câu lệnh như dưới đây:
int sohangban[5] = {34, 56, 23, 124, 67};
Số lượng các giá trị trong dấu ngoặc kép {} không được lớn hơn số lượng phần tử khai báo trong dấu ngoặc vuông [].
Nếu bạn bỏ sót kích cỡ mảng thì mảng đó đủ lớn để giữ các giá trị được khởi tạo:
int sohangban[] = {34, 56, 23, 124, 67};
Bạn sẽ tạo chính xác một chuỗi có giá trị giống hệt chuỗi bên trên bằng cách gán từng phần tử một. Dưới đây là một ví dụ khi gán giá trị cho một phần tử của mảng:
sohangban[4] = 67;
Câu lệnh bên trên gán giá trị thứ 5 của mảng giá trị 67. Tất cả các mảng đều có chỉ số (index) đầu tiên bằng 0, đây được gọi là chỉ số cơ bản và phần tử cuối cùng của mảng có chỉ số bằng độ lớn của mảng trừ đi 1. Dưới đây là cách biểu diễn hình họa cho chuỗi khai báo bên trên thông qua chỉ số:
Một mảng được truy cập bởi cách đánh chỉ số trong tên của mảng. Dưới đây là một cách truy cập một giá trị của mảng:
int luonghangban = sohangban[9];
Câu lệnh trên lấy phần tử thứ 10 của mảng và gán giá trị này cho biến luonghangban. Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng với tất cả mô tả bên trên:
#include <stdio.h>
int main ()
{
int n[ 10 ]; /* mang n gom 10 so nguyen */
int i,j;
/* khoi tao cac phan tu trong mang ve gia tri 0 */
for ( i = 0; i < 10; i++ )
{
n[ i ] = i + 100; /* Thiet lap phan tu tai vi tri i thanh i + 100 */
}
/* hien thi gia tri cac phan tu trong mang */
for (j = 0; j < 10; j++ )
{
printf("Phan tu [%d] = %d\n", j, n[j] );
}
printf("\n===========================\n");
return 0;
}
Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:
Mảng là một phần rất quan trọng trong ngôn ngữ C. Dưới đây là những định nghĩa quan trọng liên quan đến một mảng cụ thể mà được trình bày rõ ràng hơn cho các lập trình viên C:
Khái niệm | Miêu tả |
---|---|
C hỗ trợ các mảng đa chiều. Mẫu đơn giản nhất của mảng này là mảng hai chiều. | |
Bạn có thể truyền tới hàm một điểm trỏ chỉ tới một mảng bởi xác định tên mảng chứ không phải là một chỉ số. | |
C cho phép một hàm có thể trả về một mảng. | |
Bạn có thể trỏ tới phần tử đầu tiên của mảng một cách đơn giản chỉ bởi xác định tên mảng đó, chứ không phải một chỉ số. |
Unpublished comment
Viết câu trả lời