Node.js là ứng dụng đơn luồng nhưng có hỗ trợ việc xử lí đồng thời thông qua các định nghĩa về sự kiện và callback. Như tất cả các API của Node.js có tính chất không đồng bộ và được xử lí đơn luồng, nó sử dụng hàm async để duy trì sự đồng thời. Node.js sử dụng Observer Pattern. Các Thread trong Node.js giữ một Event Loop và bất cứ khi nào có tác vụ nào hoàn thành, nó sẽ kích hoạt sự kiện tương ứng để báo cho Event Listener sẵn sàng thực hiện..

Lập trình Event Driven trong Node.js

Node.js sử dụng rất nhiều sự kiện, đó là lý do tại sao Node.js khá nhanh so với các sản phẩm công nghệ khác. Ngay khi Node khởi động Server của nó, nó sẽ nhanh chóng khởi tạo các biến, khai báo các hàm và sau đó đơn giản là chờ đợi các sự kiện xảy ra.

Trong ứng dụng xử lý sự kiện, nhìn chung vòng lặp chính lắng nghe các sự kiện, và sau đó trigger đến hàm callback khi một trong những sự kiện được phát hiện.

Event Loop trong Node.js

Trong khi các Event là khá tương tự như các hàm callback . Điểm khác nhau nằm ở chỗ, hàm callback gọi khi một hàm không đồng bộ và trả về kết quả của nó trong khi phần xử lí sự kiện làm việc trên Observer Pattern. Hàm này sẽ lắng nghe các sự kiện, đóng vai trò như một Observers (Người quan sát). Bất cứ khi nào một sự kiện phát sinh, các hàm Listener của nó sẽ bắt đầu thực thi. Node.js có nhiều sự kiện có sẵn thông qua events Module và lớp EventEmitter có thể dựa vào để bind sự kiện và lắng nghe sự kiện.

Trước khi sử dụng event Module, bạn sử dụng phương thức require() để khai báo như sau:

// Khai bao events module
var events = require('events');

// Tao mot doi tuong eventEmitter
var eventEmitter = new events.EventEmitter();

Sau đó, để gắn kết Event Handler với một sự kiện, bạn sử dụng cú pháp sau:

// Gan ket event voi Event Handler nhu sau:
eventEmitter.on('eventName', eventHandler);

Bạn có thể kích hoạt một sự kiện bởi sử dụng phương thức emit() của EventEmitter:

// Kich hoat mot event 
eventEmitter.emit('eventName');

Ví dụ minh họa Event Loop trong Node.js

Tạo một file js với tên là main.js có đoạn code sau:

// Khai bao events module
var events = require('events');
// Tao mot doi tuong eventEmitter
var eventEmitter = new events.EventEmitter();

// Tao mot Event Handler nhu sau:
var connectHandler = function connected() {
   console.log('Tao ket noi thanh cong!');

   // Kich hoat su kien data_received 
   eventEmitter.emit('data_received');
}

// Gan ket su kien connection voi Event Handler
eventEmitter.on('connection', connectHandler);

// Gan ket su kien data_received voi mot ham an danh
eventEmitter.on('data_received', function(){
   console.log('Du lieu duoc tiep nhan thanh cong.');
});

// Kich hoat su kien connection 
eventEmitter.emit('connection');

console.log("Ket thuc chuong trinh.");

Chạy chương trình trên như sau:

$ node main.js

Kết quả là:

Tao ket noi thanh cong!
Du lieu duoc tiep nhan thanh cong.
Ket thuc chuong trinh.

Cách ứng dụng Node.js hoạt động

Trong ứng dụng Node.js, một hàm không đồng bộ chấp nhận một callback như tham số cuối cùng và hàm callback chấp nhận error như tham số đầu tiên. Cùng xem lại ví dụ trước. Tạo một text file với tên input.txt với nội dung sau đây:

<pre id="input_txt">
Hoclaptrinh la trang Web huong dan cac bai lap trinh
hoan toan mien phi cho tat ca moi nguoi!!!!!

Trong ví dụ này, mình sử dụng fs Module để xử lý các hoạt động File I/O (mình sẽ trình bày trong chương sau). Đầu tiên, bạn tạo một file js với tên là main.js như sau:

<pre title=",,,input_txt">
var fs = require("fs");

fs.readFile('input.txt', function (err, data) {
   if (err){
      console.log(err.stack);
      return;
   }
   console.log(data.toString());
});
console.log("Ket thuc chuong trinh");

Ở đây, fs.readFile() là một hàm không đồng bộ với mục đích để đọc file. Nếu có một lỗi nào đó trong quá trình đọc file, đối tượng err sẽ chứa lỗi đó, nếu không thì data sẽ chứa các phần nội dung của file đó. Hàm readFile truyền err và data đến hàm callback sau khi quá trình đọc file đã hoàn thành, và cuối cùng sẽ in ra nội dung.

Ket thuc chuong trinh
Hoclaptrinh la trang Web huong dan cac bai lap trinh
hoan toan mien phi cho tat ca moi nguoi!!!!!

Loạt bài hướng dẫn học NodeJS là gì cơ bản và nâng cao của chúng tôi dựa trên nguồn tài liệu của: Tutorialspoint và W3Schools

Viết câu trả lời

Drop Images

0 Bình luận