Javascript thuần được mã hóa Unicode một cách tiện lợi nhưng không thật sự tốt với các dữ liệu nhị phân. Khi làm việc với các luồng TCP hoặc hệ thống file, cần thiết phải xử lý các luồng dữ liệu bát phân. Node.js cung cấp các lớp Buffer cho phép lưu trữ các dữ liệu thô như một mảng các số nguyên tương ứng với phần cấp phát bộ nhớ thô bên ngoài V8 heap.
Các lớp Buffer trong Node.js là các lớp toàn cục và có thể được truy cập trong ứng dụng mà không cần khai báo các Buffer Module bởi phương thức require() như các Module khác.
Buffer trong Node.js có thể được xây dựng theo nhiều cách khác nhau.
Cú pháp cho việc tạo một Buffer cỡ 10:
var buf = new Buffer(10);
Cú pháp tạo một Buffer từ một mảng cho trước:
var buf = new Buffer([10, 20, 30, 40, 50]);
Cú pháp tạo một Buffer từ một chuỗi cho trước và với kiểu mã hóa tùy ý:
var buf = new Buffer("Hoc Nodejs tai Hoclaptrinh", "utf-8");
Mặc dù "utf8" là cách mã hóa mặc định nhưng bạn có thể sử dụng các cách mã hóa khác như "ascii", "utf8","base64", …
Cú pháp để ghi một Buffer trong Node.js là:
buf.write(string[, offset][, length][, encoding])
Phương thức sẽ trả về số lượng các byte được ghi. Nếu bộ nhớ trong buffer là không đủ để đáp ứng cho toàn bộ chuỗi, nó sẽ ghi một phần của chuỗi đó.
Ở ví dụ này, mình sử dụng phương thức write() nhận tham số là dữ liệu dạng chuỗi để ghi dữ liệu đó tới Buffer.
buf = new Buffer(256);
len = buf.write("Hoc Nodejs tai Hoclaptrinh");
console.log("Tong so byte da ghi : "+ len);
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
Tong so byte da ghi : 22
Cú pháp để đọc dữ liệu từ Buffer trong Node.js như sau:
buf.toString([encoding][, start][, end])
Phương thức này giải mã và trả về một chuỗi từ dữ liệu đã được mã hóa trong Buffer bởi sử dụng bộ mã hóa cụ thể.
Ví dụ minh họa cách đọc dữ liệu từ Buffer trong Node.js
buf = new Buffer(26);
for (var i = 0 ; i < 26 ; i++) {
buf[i] = i + 97;
}
console.log( buf.toString('ascii')); // Ket qua: abcdefghijklmnopqrstuvwxyz
console.log( buf.toString('ascii',0,5)); // Ket qua: abcde
console.log( buf.toString('utf8',0,5)); // Ket qua: abcde
console.log( buf.toString(undefined,0,5)); // Su dung ma hoa mac dinh 'utf8', Ket qua la: abcde
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
abcdefghijklmnopqrstuvwxyz
abcde
abcde
abcde
Để chuyển đổi một Buffer trong Node.js thành đối tượng JSON, bạn sử dụng phương thức toJSON() có cú pháp nhu sau:
buf.toJSON()
Phương thức này trả về một biểu diễn JSON cho đối tượng Buffer đã cho.
Ví dụ minh họa cách chuyển đổi Buffer thành JSON
var buf = new Buffer('Simply Easy Learning');
var json = buf.toJSON(buf);
console.log(json);
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
[ 83, 105, 109, 112, 108, 121, 32, 69, 97, 115, 121, 32, 76, 101, 97, 114, 110, 105, 110, 103 ]
Để nối ghép hai hoặc nhiều Buffer thành một Buffer trong Node.js, bạn sử dụng phương thức concat() như sau:
Buffer.concat(list[, totalLength])
Phương thức này trả về một Buffer mới.
var buffer1 = new Buffer('Hoclaptrinh cung cap loat bai huong dan mien phi ');
var buffer2 = new Buffer('cho tat ca moi nguoi');
var buffer3 = Buffer.concat([buffer1,buffer2]);
console.log("Noi dung cua buffer3 la: " + buffer3.toString());
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
Noi dung cua buffer3 la: Hoclaptrinh cung cap loat bai huong dan mien phi cho tat ca moi nguoi
Để so sánh hai Buffer trong Node.js, bạn sử dụng phương thức compare() như sau:
buf.compare(otherBuffer);
Trả về một giá trị dạng số thể hiện Buffer này là đứng trước, sau hay cùng thứ tự với Buffer kia.
var buffer1 = new Buffer('ABC');
var buffer2 = new Buffer('ABCD');
var result = buffer1.compare(buffer2);
if(result < 0) {
console.log(buffer1 +" dung truoc " + buffer2);
}else if(result == 0){
console.log(buffer1 +" cung thu tu voi " + buffer2);
}else {
console.log(buffer1 +" dung sau " + buffer2);
}
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
ABC dung truoc ABCD
Để sao chép Buffer trong Node.js, bạn sử dụng phương thức copy() như sau:
buf.copy(targetBuffer[, targetStart][, sourceStart][, sourceEnd])
Phương thức copy() này không trả về bất kỳ giá trị nào.
Ví dụ minh họa cách sao chép Buffer
var buffer1 = new Buffer('ABC');
// Sao chep mot buffer
var buffer2 = new Buffer(3);
buffer1.copy(buffer2);
console.log("Noi dung cua buffer2 la: " + buffer2.toString());
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
Noi dung cua buffer2 la: ABC
Để lập một Buffer con của một Buffer trong Node.js, bạn sử dụng phương thức slice() như sau:
buf.slice([start][, end])
Trả về một Buffer mới mà tham chiếu tới cùng vùng bộ nhớ như Buffer cũ.
Ví dụ
var buffer1 = new Buffer('VietNamVoDoi');
//Chia nho mot buffer
var buffer2 = buffer1.slice(0,7);
console.log("Noi dung cua buffer2 la: " + buffer2.toString());
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
Noi dung cua buffer2 la: VietNam
Để lấy độ dài (bằng giá trị byte) của một Buffer trong Node.js, bạn sử dụng thuộc tính length như sau:
buf.length;
Trả về độ dài bằng byte của một Buffer.
Ví dụ
var buffer = new Buffer('VietNamVoDoi');
//Do dai cua buffer
console.log("Do dai cua buffer la: " + buffer.length);
Khi chương trình trên được thực thi sẽ cho kết quả:
Do dai cua buffer la: 12
Loạt bài hướng dẫn học NodeJS cơ bản và nâng cao của chúng tôi dựa trên nguồn tài liệu của: Tutorialspoint và W3Schools
Unpublished comment
Viết câu trả lời